Header Ads Widget

Responsive Advertisement

MỤN TRỨNG CÁ VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Mụn trứng cá là một loại bệnh ảnh hưởng đến tuyến dầu của da. Những lỗ nhỏ trên da (lỗ chân lông) kết nối với tuyến dầu dưới da. Những tuyến này tạo ra chất dầu được gọi là bã nhờn. Lỗ chân lông kết nối với các tuyến này bằng một ống được gọi là nang. Bên trong nang, dầu chuyển các tế bào da chết đến bề mặt của da. Một sợi lông mỏng cũng mọc qua nang và đâm ra ngoài da. Khi nang của một tuyến da bị bít lại, mụn sẽ mọc lên.
Hầu hết mụn mọc ở trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Mụn trứng cá không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo.
Tùy theo tình trạng viêm của mụn trứng cá có thể phân loại các loại mụn sau:
-       Mụn đầu đen ( Blackheads)
-       Mụn đầu trắng ( Whitehead)
-       Mụn nổi sần ( Papules)
-       Mụn mủ  ( Pustules/ pimples)
-       Mọc bọc (Cysts)
-       Nodules ( Mụn thịt)
Tùy theo tình trạng mụn mà có những cách chữa trị không theo toa hoặc theo toa kê của bác sĩ.
Trường hợp mụn nhẹ nếu mọc vài nốt có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần của Bezoyl peroxide hoặc Salicylid acid. Còn các trường hợp mụn nặng thì bác sĩ thường kê toa trong đó khuyến cáo không sử dụng trong thời gian mang thai vì có thể làm dị tật cho thai nhi.
Thông thường các bác sĩ sẽ kê toa như sau:
-Các loại thuốc điều tiết hormone: estrogen, flutamide, spironolactone
-Isotretionin-  đây là oại thuốc hiệu quả trong việc trị các bệnh viêm nặng tuy nhiên cũng gây tác dụng phụ, phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú không nên sử dụng.
-Thuốc uống Tetracylines: estrogen, flutamide, spironolactone
-Thuốc bôi ngoài da: adapalene, tazarotene, tretinoin.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét