Polymath (n): nhà học
giả, từ này hiện tại dùng cho những ai có nhiều tài năng, ví dụ: một người biết
lập trình, biết chơi nhạc cụ, am hiểu về kiến thức tài chính, game design, UX,
yoga & fitness, có thể nói lưu loát nhiều thứ tiếng, nấu ăn cũng ngon, am
hiểu về tâm lý, y học, triết học, lịch sử, vẽ, làm thơ…
Mình viết bài này vì
mình đã gặp được những bạn có khả năng như vậy, cuộc sống của họ thường thoải
mái và việc học bất kì một môn nào mới thách thức não bộ cũng như một bộ game mới,
vậy họ đã làm điều đó như thế nào, nếu bạn còn đang cố gắng tìm một trung tâm
tiếng Anh để học anh văn mong có một tấm bằng để kiếm việc công ty nước ngoài,
hoặc hơn thua với bạn sinh viên cùng lứa vì điểm số trung bình GPA đứa nào hơn,
hay bạn chỉ phát triển đúng khả năng cần thiết của một nhân viên công sở, hoặc
cố kiếm cái bằng có mác thạc sĩ để kiếm việc lương cao thì hãy quên đi, thế giới
internet mở cửa, bạn có thể lấy cái chứng chỉ của Havard, hay hai ba tấm chứng
chỉ y của John Hopskin là chuyện quá đỗi bình thường.
Việc học hành thường
được gắn liền kết quả là sao cho sau này làm việc lương cao có cuộc sống ổn định
là điều quá đỗi bình thường, xong với thế giới hiện đại khi mà thế giới thay đổi
chóng vánh với sự có mặt của công nghệ nếu bạn không trau dồi liên tục thì cuộc
cách mạng tự động hóa sẽ thổi bay cái suy nghĩ ấy, nhiều công ty thay vì tuyển
dụng người Việt Nam họ có thể tuyển dụng người nước ngoài vì cơ hội kiếm việc trong
hòa nhập lao động trong khu vực Đông Nam Á là như nhau, một ứng viên người
Philipines hay người Sin có nhiều kĩ năng công thêm học chút tiếng Việt lương
nhỉnh hơn chút là tỉ lệ chọi cao hơn rồi, mình đã từng là việc cho công ty nước
ngoài nhiều vị trí còn tuyển expats là dân Châu Âu có bằng MBA thực tập tại Việt
Nam vài tháng được thuê cái căn hộ cao cấp ở khu Thảo Điền, được hưởng nhiều chế
độ ưu tiên hơn cả sinh viên thực tập có bằng thạc sĩ người Việt, vấn đề mình muốn
đề cập ở đây không chỉ đơn thuần là bằng cấp, bạn có bao giờ suy nghĩ việc mình
học bất cứ một thứ gì đó ngoài kiếm tiền ra thì đó chính là sở thích của bạn
không?
Bạn có nghĩ rằng học
ngoại ngữ đơn thuần là mình thích học để giao tiếp để tiếp cận tri thức mới, để
di du lịch hay là để có cái bằng để dễ kiếm việc?
Bạn học lập trình hơn
mười mấy năm chỉ được và ngôn ngữ trong khi nhiều người tiếp cận lập trình vài
năm họ đã có thể hiểu và nắm được để cho ra vài sản phẩm của chính mình và bán
trên Envato.
Bạn có thử thách thức
não bộ của bạn và cố tìm ra một phương thức học tập từ sự sáng tạo và đam mê học
hỏi của bạn. Nếu bạn đã bắt đầu reset lại tất cả hãy bắt đầu từ việc sở thích
đơn giản và xoáy sâu vào thế mạnh và các phương pháp học tối ưu nhất.
Trước hết sau khi bắt
đầu tìm hiểu chính bản thân bạn, mình muốn bạn ra ngay nhà sách và mò cho mình 4
cuốn sau cho những ai thất nghiệp muốn tìm được việc hay tìm một lối thoát, một
dân công sở đang bế tắc chốn văn phòng, một doanh nhân đang gặp thất bại, một
người phụ nữ đã có gia đình muốn thay đổi cuộc sống để tốt hơn cho những đứa
con của mình, những cuốn sách này sẽ cho bạn một cái nhìn mới hơn về cuộc sống,
thay đổi bản thân để có cuộc sống tốt đẹp hơn và tránh đổ lỗi cho số phận.
1.
Embracing change- Tony Buzan
2.
Rich dad poor dad- Robert Kiyosaki
3.
Fourdayworkweek- Tim Ferriss
4.
Bí quyết xây dựng cơ nghiệp bạc tỉ
Sau
khi bạn đọc xong những cuốn sách này thì máu chốt vấn đề nằm ở động lực, sở
thích và phương pháp học tập.
Bạn
có dám thách thức não bộ của mình bằng việc học tất cả những gì bạn thích, tập
trung có kế hoạch vào một đó một thời gian ví dụ tầm 6 tháng -1 năm bạn sẽ nói
tốt một ngôn ngữ nào đó, tạo cho não bộ một động lực và cảm giác đam mê học hỏi
tất cả những thứ liên quan đến bộ môn bạn đang đặt kế hoạch.
Xem thêm Video giải trí để bạn có thêm động lực học.
Nhóm nhạc Hàn đầu tiên trên Ellen show, xem thành viên nhóm chia sẻ cách nói tiếng Anh chuẩn và lưu loát như người Mỹ bản ngữ.
0 Nhận xét