Bài viết
này thực sự rất hữu ích cho các bạn có mục tiêu làm giàu và tự do về tài chính.
Hãy lên kế hoạch cho bạn ngay từ bây giờ.
Và nào hãy
bắt tay lên kế hoạch và giải quyết:
1. Tập
trung trả hết nợ của mình
Dù
là bạn đang sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ thanh toán, hoặc vay mượn trả lãi xuất,
bạn cần trả cho hết, việc này cũng giúp bảo vệ các khoản tiết kiệm của bạn.
2. Lên
ngân sách hàng tháng
Lên
ngân sách hàng tháng, bạn hãy dành thời gian ngồi lại vào buổi tối và liệt kê lại
tất cả các khoản chi tiêu trong ngày, các khoản bạn kiếm được, bạn có thể tự
download các template excel có sẵn hoặc các chương trình quản lý tài chính cá
nhân hoặc tải các app trong bài này.
3. Giảm
thiểu việc chi tiêu
Bạn
có thể là sinh viên hoặc là nhân viên công sở văn phòng, việc thôi thúc chi
tiêu khi qua các gian hàng quần áo, điện máy gia dụng trong siêu thị các trung
tâm mua sắm sẽ ngốn hết các khoản tiết kiệm của bạn, rồi đến khi bạn cần tiền
đôi lúc bạn đã hối hận vì đã mua món đồ ấy, vì vậy bạn hãy cân nhắc kĩ lưỡng và
tự hỏi bản thân mình: mình cần nó chứ? tại sao? Nếu chi tiêu khoản này tôi có bị
thâm hụt khoản tiết kiệm...
4. Thiết lập nghề nghiệp dựa trên mục tiêu tài
chính
Lấy
một ví dụ đơn giản một bạn vừa ra trường kiếm việc đang lập mục tiêu là kiếm
nhiều tiền để đi du lịch Châu Âu vào năm sau.Một chuyến đi Châu Âu phượt giá
bèo bạn cũng cần chuẩn bị trong túi 80 triệu chi phí vì vậy bạn này phải làm việc
từ tháng 6 năm nay đến tháng 6 năm 2016 là 12 tháng vậy mỗi tháng bạn tiết kiệm
khoản hơn 6 triệu / tháng trong ngân sách bạn phải tìm công việc lương tầm 10
triệu thì kế hoạch của bạn mới thực hiện được từ đó bạn có thể lập chiến lược
tìm việc hiệu quả học hỏi nâng cao kĩ năng tập trung nâng cao chuyên môn của bạn.
5. Tránh
việc chi tiêu các sản phẩm xa xỉ
Việc
mua các sản phẩm hàng hiệu bạn sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền, thay vì vậy bạn hãy
thay đổi thói quen mua sắm trong cùng một gian hàng bản có thể chọn sản phẩm
tương tự với giá cả rẻ hơn và chất lượng chấp nhận được.
6. Thanh
toán tiền đúng thời hạn
Thanh
toán đúng kì hạn sẽ giúp bạn tránh các tích lũy nợ vì thế bạn hãy lên một ngân
sách riêng để thanh toán các khoản như tiền điện, nước, cáp, internet wifi, tiền
giữ xe, phí quản lý tòa nhà chung cư nơi bạn ở, tiền thu hộ rác...
7. Hãy
tích lũy cho bạn một khoản khẩn cấp ít nhất tương đương chi phí 6 tháng
Đây
là một khoản bạn cần tích lũy để đề phòng các trường hợp khẩn phải dùng đến,
cũng chính là kinh nghiệm của tôi khi lâm vào cảnh thất nghiệp, hoặc các khoản
chi tiêu cho gia đình...
8. Hãy
lên ngân sách tích lũy để mua nhà
Bạn
có thể là sinh viên tỉnh lên lập nghiệp, một căn nhà ổn định sẽ giúp cuộc sống
của bạn dễ chịu hơn, vì vậy hãy lên ngân sách từ bây giờ.
9. Đầu
tư thông minh
Không
chỉ tiết kiệm bạn cần đầu tư một khoản tiền để gia tăng lợi nhuận, bạn có thể gửi
tiền ngân hàng theo kì hạn để hưởng lãi xuất, cho thuê nhà, hay chuẩn bị một
khoản riêng để start-up, hoặc đầu tư bản thân như học lên cao học để tìm công
việc lương cao...
10.
Tập lên ngân sách tiết kiệm khi về
hưu
Có
vẻ nghe quá xa xôi nhưng thực tế điều này giúp ích bạn được rất nhiều, bạn chỉ
cần tiết kiệm 200,000 VND/ tháng rồi tăng tiết kiệm trên số lương kiếm được từ
5% và lớn dần lên đến 20% theo thời gian.
Chúc
các Freerunricher đạt mục tiêu tự do tài chính!
Bạn
có câu hỏi nào không?
Bạn
còn cách nào để làm giàu? Hãy chia sẻ và comment bên dưới.
0 Nhận xét